Tuổi thọ của răng sứ

Tuổi thọ của răng sứ sẽ chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như chế độ chăm sóc, vệ sinh răng, cũng như quy trình, công nghệ phục hình cho răng.

Đặc biệt, loại răng sứ mà bạn lựa chọn cũng là một yếu tố hàng đầu quyết định độ bền chắc lâu dài của răng bọc sứ.

Răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ là 2 loại răng sứ phổ biến hiện nay. Đối với các dòng răng sứ kim loại có thể sử dụng được khoảng 5 – 7 năm. Nhưng sau khoảng thời gian sử dụng từ 3 – 5 năm sẽ xảy ra tình trạng đen viền nướu nên sẽ phải lại răng sứ mới để duy trì thẩm mỹ.

Khi lựa chọn sử dụng các loại răng sứ toàn sứ cao cấp sẽ có độ bền cao hơn nhiều lần. Răng sứ toàn sứ có thể tồn tại từ 15 – 20 năm trong môi trường miệng. Thậm chí có thể duy trì hơn thế nữa nếu biết cách chăm sóc răng sứ đúng cách.

Ngoài ra, để biết tuổi thọ của răng bọc sứ có thể duy trì được lâu hay không còn phải xét tới tình trạng của gốc răng thật (đã chữa chưa, còn nhiều mô răng hay không, khớp cắn như thế nào,…).

Cách bảo vệ răng sứ
Tuổi thọ của răng sứ phụ thuộc nhiều vào loại răng sứ mà bạn lựa chọn

Vì sao cần chăm sóc răng sứ?

Răng sứ cũng cần phải có chế độ chăm sóc và bảo vệ tốt giống như răng thật. Việc chăm sóc, vệ sinh răng sứ không kỹ lưỡng có thể phát sinh nhiều vấn đề như:

Bệnh răng miệng

Sau khi bọc sứ nếu không chăm sóc cẩn thận, vệ sinh đúng và đủ sẽ khiến cho vi khuẩn phát triển và tấn công lên men răng, nướu. Từ đó gây ra tình trạng viêm nhiễm, sâu răng, viêm tủy…

Hôi miệng

Nếu như cách chăm sóc răng sứ và vệ sinh không kỹ lưỡng có thể khiến cho hơi thở có mùi hôi.

Trên thực tế sứ là vật liệu trơ nên sẽ không có mùi hay đổi màu qua thời gian sử dụng. Tuy nhiên khi xảy ra tình trạng viêm nhiễm ở phần nướu hay thức ăn mắc kẹt lại trên các kẽ răng lâu ngày sẽ sản sinh nhiều vi khuẩn gây ra mùi hôi ở khoang miệng.

Cách đánh răng sau khi bọc răng sứ
Răng sứ cần được chăm sóc đúng cách để tránh các vấn đề răng miệng phát sinh

Cách chăm sóc răng sứ, vệ sinh và bảo vệ răng sau khi bọc sứ

Răng sứ thẩm mỹ không giống như răng thật tự nhiên, không được nuôi sống bởi các mô tủy răng. Mà còn bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài gây ảnh hưởng và làm răng sứ bị yếu dần đi.

Vì vậy, việc chăm sóc vệ sinh và chế độ ăn uống khi sử dụng răng sứ là rất quan trọng.

1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Trong một vài giờ đầu sau khi răng sứ được lắp lên răng thật, bạn có thể cảm thấy hơi ê buốt. Đây là một phản ứng bình thường của cơ thể khi tiếp xúc với một “vật thể lạ” và sẽ biến mất sau khi bạn đã quen với răng sứ. Nếu quá khó chịu, bạn có thể uống thuốc giảm đau để giảm thiểu các triệu chứng ê buốt.

Sau khi gắn răng sứ, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho bệnh nhân cách chăm sóc và vệ sinh răng sau khi bọc sứ tại nhà.

Về vấn đề chăm sóc, vệ sinh răng miệng:

  • – Đánh răng hai lần một ngày bằng bàn chải có lông mềm.
  • – Không đánh răng với lực mạnh, theo chiều ngang.
  • – Sử dụng kem đánh răng với lượng fluor phù hợp.
  • – Thay bàn chải đánh răng mới sau mỗi ba tháng.
  • – Sau các bữa ăn nên đánh răng sạch sẽ lại, kết hợp dùng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch sâu các mảng bám và thức ăn thừa còn sót lại trên răng.
  • – Dùng đầu ngón tay nhẹ nhàng xoa vuốt nướu để kích thích sự lưu thông máu xung quanh viền nướu.
Cách vệ sinh răng sau khi bọc sứ
Vệ sinh răng miệng đúng cách

2. Điều chỉnh chế độ ăn uống

  • – Sử dụng lực ăn nhai vừa phải, tránh ăn các loại thức ăn quá cứng để không làm gãy, vỡ răng sứ.
  • – Không nên dùng nhiều thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh để tránh làm giảm tuổi thọ của răng.
  • – Nên ăn nhiều rau củ quả, nhất là các loại thực phẩm có chứa axit malic như táo, dâu tây…
  • – Tránh sử dụng các loại thực phẩm sậm màu như trà, cà phê… chúng có thể làm cho răng sứ bị nhiễm màu.
cách chăm sóc răng sứ sau khi bọc
Ăn nhiều rau củ quả tốt cho răng

3. Không hút thuốc

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu làm cho răng bị ố vàng, xỉn màu. Thành phần nicotin có trong thuốc lá bám lâu ngày trên sẽ sẽ khiến cho màu răng bị hư hỏng, dễ làm cho lớp răng sứ bị đổi màu.

Việc đánh răng hằng ngày rất khó để loại bỏ được lớp nicotin từ thuốc lá. Chính vì vậy sau khi bọc răng sứ thẩm mỹ bạn cần hạn chế tối đa việc hút thuốc lá. Điều này sẽ giúp răng sứ được bền đẹp lâu dài và không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân.

cách chăm sóc răng sứ thẩm mỹ
Không hút thuốc lá

4. Cải thiện thói quen nghiến răng khi ngủ (nếu có)

Với những người có tật nghiến răng khi ngủ thì hãy tìm cách khắc phục tình trạng này. Bởi vì nghiến răng không những làm cho răng thật bị mài mòn gãy vỡ mà ngay cả răng sứ nguy cơ cao cũng bị hư hỏng,  nứt vỡ.

Do đó, hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám và lấy dấu hàm để làm máng chống nghiến đeo vào lúc ngủ sẽ giúp bảo vệ răng sứ khỏi các tác động của nghiến răng gây nên.

cách chăm sóc răng sau khi bọc răng sứ
Dùng máng chống nghiến khi ngủ

5. Chủ động đi khám răng định kỳ

Định kỳ khoảng 6 tháng một lần, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và kiểm tra tình trạng của răng sứ.

Nếu răng sứ trong quá trình sử dụng xuất hiện các biểu hiện bất thường như đau nhức, ê buốt răng kéo dài, cộm cần, nút vỡ. Bệnh nhân cần đến ngay nha khoa để bác sĩ kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời.

Chủ động thăm khám răng định kỳ 6 tháng/lần

Hãy cố gắng thực hiện tốt những hướng dẫn kể trên trong việc chăm sóc răng sứ đúng cách. Để thời gian sử dụng duy trì được lâu dài và hơn hết là bảo vệ răng thật bên trong.